Giới thiệu các loại thị trường chứng khoán

01-06-2021

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người giao dịch cũng như nhà đầu tư. Trader luôn có những yêu cầu cơ bản về thị trường như: tính  thanh khoản với phí giao dịch và trì hoãn tối thiểu cùng với tính minh bạch và sự đảm bảo hoàn thành của giao dịch. Dựa trên những yêu cầu cốt lõi như trên, một vài cấu trúc thị trường chứng khoán đã trở thành những cấu trúc thương mại chiếm ưu thế trên thế giới.

photo-1534469589579-86bd01bc003a

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người giao dịch cũng như nhà đầu tư. Trader luôn có những yêu cầu cơ bản về thị trường như: tính  thanh khoản với phí giao dịch và trì hoãn tối thiểu cùng với tính minh bạch và sự đảm bảo hoàn thành của giao dịch. Dựa trên những yêu cầu cốt lõi như trên, một vài cấu trúc thị trường chứng khoán đã trở thành những cấu trúc thương mại chiếm ưu thế trên thế giới.

Hệ thống giao dịch khớp giá (Quote-Driven Markets)

Hệ thống giao dịch khớp giá là hệ thống trao đổi cổ phiếu điện tử nơi mà người bán và người mua cam kết giao dịch với các sàn đã được chỉ định. Cấu trúc này chỉ công bố giá mua và giá bán định mức cho những công ty có cổ phiếu sẵn sàng để giao dịch.

Trong hệ thống giao dịch khớp giá hoàn toàn, trader cần tương tác trực tiếp với các sàn - nơi cung cấp sự thanh khoản trong thị trường. Các sàn giao dịch có thể cung cấp sự thanh khoản cho chứng khoán bằng cách duy trì sự kiểm kê đối với những giao dịch mỏng hoặc giao dịch với khối lượng nhỏ.

Bởi vì trader cần đáp ứng giá mua và giá bán mà họ đã định giá, lệnh thực hiện trong giao dịch được đảm bảo.

Cấu trúc thị trường này thông thường được tìm thấy tại các thị trường chứng khoán phi tập trung – thị trường qua quầy (OTC) như thị trường trái phiếu, thị trường hối đoái và một vài thị trường vốn cổ phần.

Nasdaq và London SEAQ là hai ví dụ cơ bản nhất về thị trường vốn cổ phần, loại mà có gốc rễ chính là cấu trúc hệ thống giao dịch khớp giá.

Hệ thống giao dịch khớp lệnh (Quote-Order Markets)

Trong hệ thống giao dịch khớp lệnh, người mua và người bán tự mình đưa giá cả và số lượng chứng khoán mà họ muốn giao dịch thay vì thông qua một người trung gian như hệ thống giao dịch khớp giá.

Hầu hết các thị trường giao dịch khớp lệnh dựa trên cơ sở đấu giá, nơi mà người mua tìm kiếm mức giá thấp nhất và người bán tìm kiếm mức giá cao nhất. Kết quả của sự kết hợp giữa hai bên là một giao dịch được thực hiện. Lệnh thực hiện tại cấu trúc thị trường này sẽ không được bảo đảm như là người giao dịch không yêu cầu đáp ứng mức giá mua và giá bán mà họ yêu cầu. Sự hình thành giá được quyết định dựa trên giới hạn lệnh giữa những người giao dịch trong những điều kiện bảo đảm cụ thể.

Hệ thống khớp giá theo lệnh có hai loại chính là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Tại thị trường khớp lệnh định kỳ, các lệnh được thu thập trong ngày tại những thời điểm nhất định và sự kiểm toán đóng vai trò quyết định trong việc quyết định giá cả. Đối với thị trường khớp lệnh liên tục, thì các lệnh được tiến hành liên tục qua các giờ giao dịch cùng với sự thực hiện giao dịch mỗi khi lệnh của người mua và người bán khớp với nhau.

Lợi ích lớn nhất của hệ thống giao dịch khớp lệnh trong thị trường thanh khoản là một số lượng lớn người giao dịch sẵn sàng mua và bán cổ phiếu. Lượng người giao dịch trong thị trường càng nhiều, sự cạnh tranh về giá cả càng lớn. Lý thuyết này mang lại mức giá tốt hơn cho người giao dịch. Sự minh bạch cũng là một lợi ích to lớn bởi vì các nhà đầu tư có quyền truy cập vào tất cả các sổ đặt hàng. Danh sách điện tử của các lệnh mua và bán cho những chứng khoán riêng biệt. Một trong những khuyết điểm của hệ thống này là sự thanh khoản có thể hạn chế

Toronto Stock Exchange (TSX) tại Canada là một trong những ví dụ điển hình về hệ thống giao dịch khớp lệnh.

Thị trường lai

Cấu trúc thị trường thứ 3 chúng ta tìm hiểu trong danh sách này là thị trường lai, hay còn được biết đến là cấu trúc thị trường hỗn hợp. Nó là sự kết hợp các đặc tính của hệ thống giao dịch khớp giá và hệ thống giao dịch khớp lệnh, giao thoa với nhau giữa hệ thống giao dịch qua sàn môi giới truyền thống và nền tảng giao dịch điện tử - cái sau nhanh hơn cái trước.

Lựa chọn là phụ thuộc vào cách nhà đầu tư thực hiện thương vụ và đặt lệnh giao dịch. Lựa chọn hệ thống điện tử tự động có nghĩa rằng lựa chọn việc mua bán nhanh hơn khi mà chỉ cần ít hơn một giây để hoàn thành. Giao dịch môi giới đầu tiên từ sàn giao dịch – trong khi đó có thể mất thời gian hơn – đôi khi sẽ mất khoảng 9 giây.

Sàn giao dịch cổ phiếu New York Stock Exchange (NYSE) là một trong những thị trường lai hàng đầu thế giới. Về cơ bản một sàn giao dịch cho phép mọi người môi giới tiến hành giao dịch một cách thủ công tại sàn giao dịch, cho phép những cổ phiếu chính ngày nay có thể được giao dịch điện tử. Người môi giới vẫn có thể thực hiện giao dịch một cách thủ công, nhưng những cổ phiếu chính hiện nay đều được thực hiện thông qua các hệ thống sàn giao dịch điện tử. Sàn giao dịch cổ phiếu New York cũng tiếp tục sử dụng các đại lý để cung cấp sự thanh khoản, trong những sự kiện của thời kì thanh khoản thấp.

Thị trường môi giới

Cấu trúc thị trường cuối cùng chúng ta cùng theo dõi trong chủ đề hôm nay là thị trường môi giới. Tại thị trường này, người môi giới hoặc các tổ chức hoạt động như là những người trung gian để tìm kiếm người mua hoặc các bên đối tác cho sự giao dịch. Thị trường này thông thường yêu cầu người môi giới có trình độ chuyên môn nhằm hoàn thành sự bán hoặc trao đổi.

Khi khách hàng yêu cầu người môi giới của họ hoàn thành một lệnh, người môi giới sẽ tìm kiếm hệ thống một đối tác giao dịch phù hợp. Thị trường môi giới thường chỉ dùng cho chứng khoán không có thị trường công khai hoặc những chứng khoán độc nhất hoặc chứng khoán không thanh khoản, hoặc cả 2. Tác dụng thông thường của thị trường môi giới là cho một lượng lớn các giao dịch lô lớn về trái phiếu hoặc cổ phiếu không thanh khoản.

Thị trường bất động sản trực tiếp cũng là một trong những ví dụ về thị trường môi giới. Thị trường này bao gồm các tài sản liên quan đến sự độc nhất và tính thanh khoản. Khách hàng thông thường yêu cầu sự trợ giúp của người môi giới bất động sản để tìm những người mua nhà của họ. Tại thị trường này, một đại lý không thể nắm giữ sự kiểm kê tài sản như trong hệ thống khớp lệnh theo giá, sự không thanh khoản và sự ít thường xuyên của các giao dịch tại thị trường có thể khiến hệ thống giao dịch khớp lệnh trở nên không khả thi.

Trên đây là những loại khác nhau của cấu trúc thị trường đơn giản bởi các nhà giao dịch và nhà đầu tư có những nhu cầu khác nhau. Các loại của cấu trúc thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định giá giao dịch chung của một giao dịch lớn và ảnh hưởng đến tính lợi ích của giao dịch. Thêm vào đó, nếu bạn đang phát triển các chiến lược giao dịch, đôi khi những giao dịch có thể không hoạt động tốt qua tất cả các cấu trúc thị trường. Do đó những kiến thực về các thị trường khác nhau có thể giúp bạn quyết định thị trường nào là phù hợp nhất cho các giao dịch của bạn.

Ngọc Mai – theo investopedia

 

 

Bình luận

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin